Những vấn đề nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm
Để chuyển lợi nhuận về nước, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
- Công ty phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Công ty phải nộp đầy đủ báo cáo tài chính đã được kiểm toán;
- Công ty phải nộp đầy đủ tờ khai quyết toán thuế năm;
Nhà đầu tư không được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài trong trường hợp trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư năm phát sinh lợi nhuận vẫn còn số lỗ lũy kế sau khi đã trừ chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế TNDN. Nghĩa là công ty phải có lợi nhuận sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, sau khi đã trừ chuyển lỗ theo quy định mà vẫn còn lợi nhuận thì mới được chuyển về nước.
Công ty làm ăn có lãi, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật thì được chuyển lợi nhuận về nước, đối với cá nhân đầu tư góp vốn thì trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp thuế TNCN từ hoạt động đầu tư vốn tại Việt Nam với thuế suất là 5% tính trên lợi nhuận nhận được.
Thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp được quy định cho 2 đối tượng riêng biệt là:
- Cá nhân cư trú;
- Cá nhân không cư trú;
Đối với cá nhân cư trú thì thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp được tính bằng cách lấy thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp x thuế suất 20%.
Đối với cá nhân không cư trú thì thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp được tính bằng cách lấy tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Kê khai thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn góp theo từng lần phát sinh, không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
Thời hạn kê khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
Hiện tại, hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất 0% áp dụng cho phần lớn các mặt hàng, trừ các mặt hàng hạn chế xuất khẩu như tài nguyên, khoáng sản, kim loại quý. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả ủy thác xuất khẩu; hàng hóa bán vào khu phi thuế quan; hàng hóa gia công chuyển tiếp; hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.
Doanh nghiệp được quyền kê khai lại hóa đơn đã bị bỏ sót trước đó trước khi cơ quan thuế công bố quyết định quyết định kiểm tra, thanh tra thuế tại doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, nếu doanh nghiệp thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau thì thời gian giải quyết hồ sơ là 06 ngày làm việc, nếu doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau thì thời gian giải quyết hồ sơ là 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hoàn thuế. Tiền hoàn thuế VAT sẽ được cơ quan nhà nước chuyển trả thông qua tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp.
Mức lương làm cơ sở đóng bảo hiểm được xác định như sau:
Từ 01/01/2018 là bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác mà người lao động được hưởng theo quy định pháp luật về lao động.
Mức lương tham gia bảo hiểm không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do nhà nước quy định tại thời điểm tham gia. Nếu lao động có tay nghề đã qua đào tạo thì cộng thêm 7%.
Từ 1/1/2018 mức lương tối thiểu từng vùng áp dụng như sau:
- Lương tối thiểu vùng 1: 3.980.000 đồng/tháng
- Lương tối thiểu vùng 2: 3.530.000 đồng/tháng
- Lương tối thiểu vùng 3: 3.090.000 đồng/tháng
- Lương tối thiểu vùng 4: 2.760.000 đồng/tháng
Vùng 1 bao gồm các quận và huyện thuộc Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Tp Hải Phòng, Tp Thủ Dầu Một và các huyện thuộc Bình Dương, Tp Biên Hòa và các huyện thuộc Đồng Nai. Vùng 2 đến vùng 4 theo quy định chi tiết tại Nghị định 153/2016/NĐ-CP.
Ví dụ: Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hỏi doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí để tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho 01 người lao động đã qua đào tạo nghề?
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thuộc Vùng 1. Mức lương tối thiểu làm cơ sở tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc tại địa bàn Vùng 1 hiện nay là:
3.980.000 vnd x (1+7%) = 4.258.600 vnd.
Số tiền tối thiểu doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho 01 người lao động tại Vùng 1 là:
21.5% x 4.258.600 vnd = 915.599 vnd
Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp bắt buộc tham gia các loại bảo hiểm sau: Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động. Trong đó, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) chịu 22% với tỷ lệ lần lượt là 18% BHXH, 3% BHYT, 1% BHTN, người lao động chịu 8,5% với tỷ lệ lần lượt là 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN tính trên mức lương tham gia bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định.
Về nội dung này chúng tôi xin được chia sẻ như sau, vấn đề ưu đãi thuế TNDN là một trong những nội dung được nhà đầu tư quan tâm vì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư, trong khi đó về mặt quản lý nhà nước thì vấn đề này nhiều năm qua là vấn đề khó vì quy định mang tính pháp lý chưa thật sự rõ ràng và dễ hiểu để có thể áp dụng.
Cho nên câu hỏi này nếu để đưa ra một câu trả lời đúng và đầy đủ thì cần nhiều thông tin để kiểm tra và đối chiếu, tuy nhiên nếu một doanh nghiệp có dự án đầu tư mới từ năm 2016 và nằm trong khu công nghiệp thì dự án đó được áp dụng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo.
Nội dung này nhà đầu tư muốn biết rõ trường hợp của quý vị có được áp dụng miễn giảm thuế TNDN hay không, nếu có thì áp dụng như thế nào thì xin quý nhà đầu tư tìm đến các công ty chuyên về lĩnh vực tư vấn thuế, kiểm toán để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.
Việc kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thứ nhất là kế hoạch kiểm tra của cơ quan thuế, thứ hai phụ thuộc vào số liệu kê khai của đơn vị, có đủ minh bạch và rõ ràng hay không và nhiều yếu tố khác.
Nhưng thông thường, cứ mỗi 2 năm hoặc 3 năm là cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp.
Thời hạn kiểm tra thuế là 5 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, nếu là quyết định kiểm tra, còn nếu là quyết định thanh tra thì thời gian dài hơn, lên đến 30 ngày kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Kỳ hạn nộp | Thời hạn nộp | Doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo quý | Doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng |
---|---|---|---|
Theo tháng | Ngày 20 hàng tháng |
| |
Theo quý | Ngày 30 tháng đầu tiên của quý sau. Cụ thể:
|
|
|
Theo năm | Ngày 30 tháng 03 |
|
|
Có nhiều loại thuế mà công ty FDI phải nộp, tùy thuộc vào luật thuế nào chi phối, tuy nhiên hầu hết các công ty đều chịu sự chi phối của các loại thuế sau đây:
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Khai thuế VAT theo quý áp dụng cho doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống; ngược lại >50 tỷ thì thuộc đối tương kê khai thuế VAT theo tháng;
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập thì kê khai thuế VAT theo quý, sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ vào mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề để thực hiện kê khai thuế VAT theo tháng hay theo quý;
Thời hạn nộp là ngày 20 của tháng sau nếu kê khai VAT theo tháng, và chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau nếu kê khai thuế VAT theo quý.
Thuế TNCN (PIT)
Doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo quý thì kê khai thuế TNCN theo quý;
Doanh nghiệp kê khai thuế VAT theo tháng thì xét hai trường hợp:
- Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp > 50 triệu thì kê theo tháng;
- Nếu trong tháng phát sinh số thuế TNCN phải nộp <50 triệu thì kê theo quý;
Thời hạn nộp là ngày 20 của tháng sau nếu kê khai TNCN theo tháng, và chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên của quý sau nếu kê khai thuế TNCN theo quý.
Thuế TNDN (CIT)
Doanh nghiệp không cần nộp tờ khai tạm tính theo tháng hay theo quý mà chỉ dựa vào báo cáo tài chính, ước tính chi phí thuế TNDN để tạm nộp, cuối năm quyết toán lại.
Thời hạn để nộp báo cáo tờ khai quyết toán thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Thuế môn bài
Đối với doanh nghiệp mới thành lập hạn nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh;
Nếu mới thành lập nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì hạn nộp chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy Đăng ký kinh doanh;
Đối với doanh nghiệp đã và đang hoạt động thì hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam được tính dựa trên đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay không cư trú tại Việt Nam và dựa vào tính chất của thu nhập.
Ví dụ, nếu là thu nhập từ tiền lương tiền công thì có 2 trường hợp tính, nếu là cá nhân cư trú thì tính trên biểu thuế lũy tiến từng phần, thấp nhất là mức 5%, cao nhất là mức 35%, nếu là cá nhân không cư trú thì tính trên một mức thuế suất cụ thể là 20%. Do đó nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ ở phần thuế thu nhập cá nhân tại mục 7, trang 14 trong cuốn sổ tay này để tra cứu.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam hiện tại áp dụng là 20%
Thuế suất phổ biến của thuế GTGT là 0%, 5%, 10%
Thông thường tùy vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh mà nhà đầu tư sẽ áp dụng các loại thuế khác nhau, tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung, phần lớn nhà đầu tư sẽ phải chịu sự chi phối của các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà thầu
- Thuế môn bài
- Thuế bảo vệ môi trường
Theo quy định hiện tại, nếu doanh nghiệp thuê một công ty cung cấp dịch vụ kế toán không đủ điều kiện hành nghề kế toán thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp có thể tự tổ chức bộ máy kế toán hoặc thuê công ty dịch vụ kế toán để thực hiện công tác kế toán. Tuy nhiên công ty cung cấp dịch vụ kế toán phải là công ty được phép hành nghề kế toán theo quy định của Bộ tài chính. Hiện tại có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ kế toán nhưng không đủ điều kiện hành nghề kế toán, nhà đầu tư có thể tìm kiểm tra năng lực của các công ty được phép cung cấp dịch vụ kế toán trên trang web của Bộ tài chính tại đường dẫn mof.gov.vn.
Theo quy định hiện tại, người làm kế toán trưởng tối thiểu phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, có bằng trung cấp kế toán trở lên, có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. Nếu bổ nhiệm kế toán trưởng không đủ điều kiện thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định hiện hành.
Theo quy định hiện tại, trước khi hóa đơn đưa vào sử dụng, doanh nghiệp phải lập thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn. Nếu chưa làm thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế mà doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 6.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.
Hóa đơn được thể hiện bằng chữ tiếng Việt. Hóa đơn xuất khẩu hoặc các loại hóa đơn cần kèm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng chữ Việt và có kích cỡ nhỏ hơn cỡ chữ Việt.
Hầu hết các doanh nghiệp FDI mới thành lập sẽ rơi vào đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT. Các thủ tục tiến hành đặt in hóa đơn GTGT như sau:
- Làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn GTGT đặt in gửi cơ quan thuế;
- Sau 05 ngày làm việc nếu cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn GTGT đặt in;
- Cơ quan thuế sẽ đến địa chỉ trụ sở của người nộp thuế để xác minh địa điểm;
- Tìm nhà in: Nhà in phải có một số điều kiện nhất định, nhà đầu tư có thể kiểm tra điều kiện của nhà in trên trang web của cục thuế cấp tỉnh;
- Lập hồ sơ đặt in hóa đơn;
- Thanh lý hợp đồng in: Sau khi quý khách hàng nhận bàn giao hóa đơn GTGT từ nhà in, phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng in với nhà in theo quy định, nhà đầu tư lưu ý điểm này nếu không sẽ bị phạt;
- Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế trước khi sử dụng: Trong vòng 05 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT, doanh nghiệp phải làm thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế.
Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp (Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh đối với doanh nghiệp FDI) các thông tin liên quan đến thông tin doanh nghiệp, kế cả có sự bổ sung thay đổi về thông tin. Các nhà đầu tư nên chú ý điểm này để thông báo thông tin kịp thời cho cơ quan quản lý đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi có giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế với cơ quan quản lý thuế trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Các thông tin cơ bản trong hồ sơ đăng ký: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, năm tài chính, thông tin người đại diện theo pháp luật. Đây là thông tin bắt buộc phải đăng ký với cơ quan quản lý thuế theo quy định. Cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướ ngoài (FDI) là Cục thuế cấp tỉnh.
Chúng tôi xin trích dẫn hồ sơ từ Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) cần:
- Giấy chứng nhận thành lập của Công ty ở nước ngoài: Yêu cầu hợp thức hóa lãnh sự bản gốc, nếu không phải là tiếng Anh thì phải có bản dịch Tiếng Việt kèm với bản gốc hợp thức hóa lãnh sự;
- Trường hợp trên Giấy chứng nhận thành lập không ghi rõ người đại diện pháp luật (người đứng đầu công ty) thì phải cung cấp hồ sơ người đứng đầu: Yêu cầu hợp thức hóa lãnh sự bản gốc, nếu không phải là tiếng Anh thì phải có bản dịch Tiếng Việt kèm với bản gốc hợp thức hóa lãnh sự;
- Passport + Visa: Yêu cầu mang bản gốc đối chiếu tại Ngân hàng nếu trực tiếp có mặt ở Việt Nam hoặc nếu không có ở Việt Nam thì phải hợp thức hóa lãnh sự;
- Điền một số form mẫu theo yêu cầu quản lý của VCB;
Theo quy định hiện tại của Ngân hàng Nhà nước, trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để đáp ứng các chi phí hợp pháp cho giai đoạn đầu tư theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên liên quan và thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép. Nghĩa là nhà đầu tư có thể mở tài khoản “tạm thời” tại một ngân hàng thương mại, sau đó chuyển vốn đầu tư vào để phục vụ cho các chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư, sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải mở tài khoản vốn bằng ngoại tệ, khi đó tài khoản “tạm thời” sẽ được tất toán.
Nhà đầu tư không nên chuyển tiền trực tiếp từ tài khoản cá nhân hay tổ chức ở nước ngoài để thanh toán các chi phí đầu tư lớn như chi phí thuê đất, chi phí thực hiện dự án…cho các tổ chức tại Việt Nam.
Nội dung này rất quan trọng, nhà đầu tư nên chú ý để thực hiện đúng theo quy định về quản lý vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà nhà đầu tư thành lập sẽ quyết định hồ sơ gồm những gì, ở đây chúng tôi xin trả lời hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Hồ sơ đề nghị thành lập gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên;
- Điều lệ công ty;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu còn hiệu lực trường hợp người thành lập là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là tổ chức;
- Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện theo uỷ quyền và văn bản ủy quyền tương ứng;
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ
Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Kết quả giải quyết: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Để đơn giản cho câu trả lời, chúng tôi xin trả lời thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư như sau:
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung:
- Nhà đầu tư thực hiện dự án
- Mục tiêu đầu tư
- Quy mô đầu tư
- Vốn đầu tư và phương án huy động vốn
- Địa điểm
- Thời hạn
- Tiến độ đầu tư
- Nhu cầu về lao động
- Đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động
- Hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án
- Bản sao một trong các tài liệu sau:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư
- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ
- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính
- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất nhu cầu sử dụng đất đối với dự án đề nghị nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ (Điểm b Khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư 2014) gồm các nội dung:
- Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ
- Thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính
Thời gian giải quyết hồ sơ theo quy định: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Kết quả giải quyết: Giấy chứng nhận đầu tư
Sau khi hoàn tất thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất, bước tiếp theo nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục đăng ký dự án đầu tư với Ban quản lý Khu công nghiệp nơi dự án triển khai và đăng ký thành lập doanh nghiệp với Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh. Kết quả của bước này là Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi được các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt đồng ý về chủ trương cho triển khai dự án tại địa điểm nằm ngoài khu công nghiệp, bước tiếp theo nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng thuê đất với Sở tài nguyên môi trường để tiến hành triển khai dự án.
Nhà đầu tư có thể tiến hành thực hiện dự án đầu tư ở trong khu công nghiệp hoặc ngoài khu công nghiệp. Tuy nhiên nếu ở ngoài khu công nghiệp thì yêu cầu khó hơn trong khu công nghiệp, vì nhà đầu tư phải phải được sự chấp thuận về mặt chủ trương đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước cho dự án tại địa điểm dự kiến triển khai.
Stay In Touch